Kiến nghị sửa đổi Thông tư 06 để xoá rào cản cho vay

(NLĐO)- HoREA kiến nghị Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi một số thông tư, trong đó có Thông tư 06/TT-NNN, nhằm giảm bớt những rào cản gây cản trở tiếp cận tín dụng.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đề nghị "xem xét sửa đổi Thông tư 06/2023/TT-NHNN (Thông tư 06), Thông tư 03/2023/TT-NHNN và Thông tư 08/2020/TT-NHNN (Thông tư 08) để thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 8-7-2023 (Nghị định 97) của Chính phủ".

Theo HoREA, Thông tư số 06 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2023. Các quy định tại khoản 2 Điều 1 của thông tư này đã bổ sung thêm 4 trường hợp khách hàng có nhu cầu vốn không được cho vay tín dụng; trong đó có một số quy định chưa thật hợp lý, chưa sát thực tế, chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với một số quy định pháp luật.

Kiến nghị sửa đổi Thông tư 06 để xoá rào cản cho vay - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

 

Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06 đã quy định tăng từ 6 lên 10 trường hợp mà tổ chức tín dụng không được cho vay. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư bất động sản sẽ rất khó tiếp cận được tín dụng. 

"Chìa khóa" giảm lãi suất cho vay

Kêu gọi ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay

Cho vay tăng chậm, vì sao Ngân hàng Nhà nước lại nới room tín dụng?

Ngoài ra, Thông tư 06 được ban hành trước Nghị quyết 97 nên cần được xem xét sửa đổi để Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt.

Vì vậy, HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 06 như sau:

 

Khoản 2 Điều 1 bổ sung khoản 8 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (quy định tổ chức tín dụng không được cho vay "để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom") là không đúng, không phù hợp thực tế, không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với khoản 2 Điều 5 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.

Khoản 2 Điều 1 Thông tư này quy định tổ chức tín dụng không được cho vay "Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay". Điều này cũng chưa đồng bộ, chưa thống nhất với khoản 2 Điều 21 và Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định "đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp", mà "đầu tư theo hình thức góp vốn" là 1 hình thức "hợp đồng hợp tác" theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.

Tại Khoản 9 Điều 8 Thông tư 39 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 06) cũng chưa đồng bộ, thống nhất với Điều 55 và Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định phải đảm bảo "điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh" thì mới được giao dịch và thực hiện "thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai"…

Ngoài ra, bất cập của khoản 2 Điều 1 Thông tư 06 bổ sung khoản 10 Điều 8 Thông tư 39 về quy định chi phí "phát sinh dưới 12 tháng". Vì vậy, HoREA đề nghị xem xét gia hạn thêm 12 tháng đối với quy định các tổ chức tín dụng phải tuân thủ tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đến ngày 1-10-2024 (thay vì thời hạn ngày 1-10-2023 để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện Nghị quyết 97).